Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên – Ecosystem Restoration: Reimagine. Recreate. Restoration

Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên” là chủ đề của ngày Môi trường thế giới 5/6/2021. Tư duy khác đi. Tái tạo. Phục hồi. Chúng ta có thể làm gì để hòa mình vào dòng chảy trách nhiệm chung của loài người đối với việc duy trì, tái tạo các hệ sinh thái tự nhiên – chính là cái nôi nuôi dưỡng chúng ta về nhiều mặt: nhu cầu cơ bản, nhu cầu thể chất, tinh thần, thẩm mỹ, giáo dục…mà chúng ta hoàn toàn dựa vào đó. Muốn đảm bảo cho mình những nhu cầu này được đáp ứng tốt nhất, chúng ta có trách nhiệm gì hay không, và chúng ta có thể làm gì?

Mời các bạn đọc bài lược lịch phát biểu của đại diện chính phủ Pakistan vào ngày Môi trường thế giới 5/6/2021.

“Ngày MT thế giới 2021 đánh dấu mười năm sự khởi động của chương trình đa quốc gia về Tái tạo – Phục hồi hệ sinh thái, nhằm mục đích phục hồi những thương tổn mà con người chúng ta đã gây ra cho mẹ thiên nhiên. Chúng ta không thể đạt được những thành tựu mà không cần đến bất cứ một sự nỗ lực nào. Bởi chúng ta phải ổn định khí hậu, chúng ta phải bảo vệ thiên nhiên và ngăn chặn/giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, để tạo nên một thế giới nơi Sự phát triển bền vững là một mục tiêu thành công.

Tái tạo hệ sinh thái là một giải pháp quan trọng. Nó làm cho biến đổi khí hậu chậm lại. Phục hổi sự đa dạng sinh học đã bị mất đi. Tạo ra những vùng đất trù phú cho mục đích nông nghiệp. Cung cấp việc làm. Tái tạo các vùng đệm thiên nhiên chống lại các căn bệnh /vụ dịch truyền nhiễm từ động vật. Giúp cho các cộng đồng dễ bị tổn thương thích nghi với biến đổi khí hậu.

Giải pháp tái tạo hệ sinh thái đứng riêng lẻ một mình không thể giải quyết hết tất cả các vấn đề của chúng ta. Chúng ta phải dừng việc phá hủy nhiều hơn các hệ sinh thái. Thế nhưng, bằng cách nào? Bằng cách cải cách nền nông nghiệp. Bằng cách thay đổi cách chúng ta xây dựng các thành phố của mình. Bằng cách phát triển nền kinh tế không phát thải cacbon. Bằng cách dịch chuyển sang mô hình nền kinh tế tuần hoàn. Và tái tạo, như một giải pháp nhanh chóng, có thể cho chúng ta thời gian đủ để thực hiện những sự chuyển hóa này.

Đây là lý do vì sao “Thập kỷ cho Tái tạo hệ sinh thái” đặt ra mục tiêu nhằm ngăn ngừa, chặn đứng và phục hổi các mất mát của hệ sinh thái.

Động lực của quá trình tái tạo đang lớn dần. Chúng ta hiện nay đã có những cam kết nhằm phục hổi một tỷ hecta đất, với một nửa trong số đó hiện đang bị suy thoái. Và Pakistan đang cho chúng ta thấy cách thức như thế nào. Thủ tướng Pakistan gần đây đã trồng một tỷ cây trong Chương trình mười tỷ cây xanh Tsunami. Thật tuyệt vời!

Tôi cũng khuyến khích một chương trình mới và sáng tạo để chuyển hóa các khoản nợ thành lời cam kết để đạt được các mục tiêu về bảo tồn. Trong đó đáng ca ngợi nhất là quyết định dừng sự phê chuẩn mới về sử dụng các thiết bị năng lượng sử dụng than, thay bằng các năng lượng tái tạo. Bởi biến đổi khí hậu là một tác nhân chính thúc đẩy quá trình sa mạc hóa và suy thoái hệ sinh thái, sự chuyển biến này thật là một điều tuyệt vời cho thiên nhiên.

Hinh ảnh: Kon Ka KInh 2020 – Phùng Khánh Chuyên

Công việc của chúng ta bây giờ là tạo động lực và thực hiện tất cả các cam kết đưa ra. Thế nhưng, bằng cách nào?

Trước hết, chúng ta cần tạo dòng chảy tài chính

Để có thể đạt các mục tiêu về khí hậu, đa dạng sinh học và suy thoái đất thì dòng tài chính dành cho các giải pháp dựa vào thiên nhiên cần phải được nhân lên gấp ba vào năm 2030 và gia tăng 4 lần vào năm 2050. Do vậy, các chính phủ cần phân bổ tài chính cho việc tái tạo trong các gói phục hồi sau COVID-19. Doanh nghiệp, ngân hàng, nhà đầu tư và bảo hiểm cần cải cách sự vận hành và dòng tài chính cho việc tái tạo thế giới tự nhiên.

Một bước quan trọng đó là bắt đầu sử dụng thước đo chỉ số thịnh vượng tổng hợp cho sự tăng trưởng. Cách tiếp cận này đo lường chỉ số tự nhiên cùng với các chỉ số về con người và sản xuất. Nó cho phép chúng ta ra các quyết định đầu tư hướng đến sự tăng trưởng và thịnh vượng bền vững.

Chẳng hạn, phân tích về chỉ số thịnh vượng gần đây của UNEP về nền kinh tế Pakistan chỉ ra rằng những nỗ lực về sự tái tạo hiện đang thực hiện dường như làm gia tăng chỉ số tự nhiên và chỉ số thịnh vượng. Nền kinh tế Pakistan đang phát triển theo đúng hướng.

Thứ hai, chúng ta cần bảo vệ những người đang quản lý đất đai, dựa trên pháp lý.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những vùng đất đai được quản lý bởi cộng đồng ít bị suy thoái hơn. Để trao quyền cho những cộng đồng địa phương, chúng ta cần nhận biết về quyền có được một môi trường trong lành, và hỗ trợ với toàn bộ sức mạnh của luật pháp.

Thứ ba, chúng cần làm làm cho thành phố của mình trở thành những thành phố xanh

Khi thành phố của chúng ta đô thị hóa, chúng ta cần biến tự nhiên thành một phần cơ bản của những thành phố này. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể làm. Duy trì, phát triển nông nghiệp đô thị. Phát triển các không gian xanh. Lồng ghép cơ sở hạ tầng tự nhiên với cơ sở hạ tầng nhân tạo. Những điều này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho thành phố bao gồm làm mát một cách tự nhiên, không khí sạch hơn và đảm bảo an ninh nguồn thực phẩm và con người khỏe mạnh hơn.

Thứ tư, một điều quan trọng không kém đó là tái tạo một hành tinh xanh (blue)

Chúng ta có một số lượng lớn cam kết về tái tạo đất đai. Nhưng các hệ sinh thái biển và vùng bờ cũng đang gặp phải rất nhiều vấn đề. Chúng ta cần gia tăng thật nhiều số lượng các cam kết về tái tạo hệ sinh thái biển và vùng bờ.

Nếu chúng ta có thể làm được bốn điều này, chúng ta có thể phục hồi tự nhiên. Chúng ta sẽ làm chậm lại biến đổi khí hậu. Chúng ta sẽ đáp ứng đủ nhu cầu về thực phẩm cho thế giới. Chúng ta sẽ bảo vệ được những cộng đồng dễ bị tổn thương. Chúng ta sẽ giảm đi nguy cơ xảy các vụ dịch bệnh. Chúng ta sẽ thật sự làm cho cuộc sống của tất cả mọi con người đều trở nên tốt hơn.

Sau đây là bản tiếng Anh:

First, we need to get the finance flowing.

To meet climate, biodiversity and land degradation targets, financial flows to nature-based solutions must triple by 2030 and increase four-fold by 2050. So, governments must allocate funds to restoration in COVID-19 recovery packages. Businesses, banks, investors and insurers must reform their operations and financial flows to restore the natural world.

A key step is to start using the Inclusive Wealth measure of growth. Such an approach measures natural capital alongside human and produced capital. It allows us to make investment decisions that back sustainable growth and prosperity.

For example, UNEP’s recent Inclusive Wealth analysis of Pakistan’s economy showed that afforestation efforts underway are likely to increase natural capital and inclusive wealth. Pakistan’s economy is growing in the right direction.

Second, we must protect those who manage the land, in law and deed.

Research shows that lands managed by local communities suffer less degradation. To empower local communities, we must recognize the right to a healthy environment, and back it with the full force of the law. Here, Pakistan has also taken strides, with green benches in its Supreme Court and all Provincial High Courts across the country.

Third, it is time to make our cities green havens.

As our world urbanizes, we need to make nature a fundamental part of our cities. There is much we can do. Backing urban agriculture. Expanding green spaces. Integrating nature’s infrastructure with built infrastructure. This will deliver enormous benefits to city life including natural cooling, cleaner air, food security and healthier people.

Fourth, it is equally important to restore the blue planet.

We have huge commitments on land restoration. But our marine and coastal ecosystems are also in trouble. We need to see a massive increase in restoration commitments on marine and coastal ecosystems, with backing from donors.

Friends, if we work hard in these four areas – to get finance flows in tune with nature; to protect those that manage land; to make our cities green; and to restore the blue planet – we will heal nature. We will slow climate change. We will feed the world. We will protect vulnerable communities. We will reduce pandemic risks. We will in essence, make everybody’s lives better.

Thank you, again, to Pakistan for your efforts. I encourage Pakistan now to keep delivering on your ambitious commitments. And I encourage all other nations to follow Pakistan’s leadership and make the decade a roaring success.

Thank you.

Inger Andersen

Executive Director

Chúng tôi đang tìm kiếm người đồng hành trên con đường gieo mầm hy vọng và ươm những mầm non đó thành những cây lớn, tạo những hoa đẹp quả ngọt trong hành trình đóng góp vào những điều tốt hơn của cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *