Nhu cầu nhân lực và cơ hội việc làm của ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Phải nhận định rằng, các vấn đề môi trường trong những năm gần đây, từ ở mức độ vĩ mô như biến đổi khí hậu toàn cầu, cháy rừng, hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm nguồn nước và không khí, dịch bệnh, cho đến các vấn đề môi trường ở cấp độ vi mô của hộ gia đình, địa phương, hay doanh nghiệp sản xuất. Điều này cho thấy rằng nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường chỉ có thể ngày càng nhiều hơn, rộng hơn, và chuyên sâu hơn để giải quyết các bài toán về môi trường. Sự lựa chọn học ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường sẽ góp phần mang lại một sự phát triển hài hòa với tự nhiên, bền vững với xã hội.

Với xu thế hiện nay của đất nước phải hội nhập với thế giới trong các vấn đề môi trường thì vấn đề phát triển công nghệ xanh, sản phẩm và quy trình phải thân thiện với môi trường, hướng đến phát triển bền vứng. Vì vậy, Môi trường đang trở thành ngành học thu hút càng nhiều thế hệ trẻ tham gia.

Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường năm 2020, bình quân mỗi ngày các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất độc hại, nhưng mới chỉ có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành). Ngoài ra, lượng rác thải sinh hoạt khu vực đô thị cũng ngày một tăng cao nhưng các khâu xử lý sau sử dụng đang bị bỏ ngỏ hoặc xử lý chưa triệt để và hiệu quả. Vì vậy, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao về môi trường để phân tích, dự báo các vấn đề ô nhiễm có thể xảy ra để phòng ngừa, ngăn chặn từ đầu là hết sức cần thiết trong quá trình phát triển của đất nước.

Hiện nay, tất cả các công ty, nhà máy sản xuất chuyên nghiệp đều cần có đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực môi trường để quản lý sản xuất, đảm bảo công nghệ, theo dõi quy trình, thực hiện sáng chế sản phẩm theo hướng xanh, sạch, tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, số lượng doanh nghiệp bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn ISO 14001 ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, để đáp ứng tiêu chuẩn này cần phải có hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn với sự tư vấn, giám sát của đội ngũ cán bộ chuyên trách về môi trường.

Theo thống kê năm 2020 của Bộ TNMT, đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của Ngành TN&MT ở cấp trung ương có trên 1.000 công chức ở các cơ quan hành chính, hơn 10.000 viên chức, người lao động ở các đơn vị sự nghiệp và ở địa phương có trên 30.000 người (gần 20.000 công chức và 10.000 viên chức, người lao động). Số liệu trên chưa tính đến nhân sự chuyên trách về TN&MT trong các khu công nghiệp, tập đoàn kinh tế Nhà nước, tổng công ty và lực lượng cảnh sát môi trường, và các công ty đa quốc gia có nhà máy tại Việt Nam. Điều này cho thấy nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành quản lý môi trường luôn tăng thêm ổn định hằng năm.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang trao cơ hội cho ngành TN&MT phát triển bứt phá, đưa công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững lên một tầm cao mới. Vì vậy, yếu tố con người là quyết định, nguồn nhân lực của ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường đang được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng hơn bất cứ lúc nào trước yêu cầu của giai đoạn mới.

 Đoạn Chí Cường 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *