Vùng đất cát ven biển miền duyên hải Trung sở hữu một nguồn tài nguyên các cây dược liệu có giá trị, trong đó có những loài có giá trị y học và kinh tế. Vì chúng phân bố ở điều kiện tự nhiên dễ bị tác động của mặn và khô hạn, nên đây cũng là nguồn gene tiềm năng, có thể khai thác phục vụ cho mục đích phát triển nông nghiệp thích ứng với mặn và khô hạn. Vì vậy, nhóm nghiên cứu do TS. Trần Quang Dần là chủ nhiệm đã tiến hành đề tài “ Nghiên cứu đặc tính chịu mặn và hạn của một số cây dược liệu chính phân bố ở vùng đất cát ven biển duyên hải miền Trung”. Qua hơn 2 năm thực hiện các nội dung nghiên cứu, nhóm đã thu được những kết quả có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn. Lần đầu tiên, khả năng chịu mặn, hạn của 24 loài cây dược liệu chính như: Sa sâm nam, Bạch cổ đinh, Gai ma vương, Lức dây, Dừa cạn,… đã được đánh giá và phân loại thông qua mức độ mặn/hạn của đất. Chúng là những cây có khả năng chịu mặn với mức trung bình trở lên. Bên cạnh đó, những đặc tính về sinh trưởng, sinh lý, sinh hóa của 05 loài cây điển hình gồm: Sa sâm nam, Lức dây, Cải đồng, Sam lông, và Gai ma vương đã được nghiên cứu, qua đó làm rõ ảnh hưởng của mặn, hạn cũng như một số cơ chế thích nghi của các loài cây này. Ngoài ra, khả năng thích nghi của 05 loài cây này cũng đã được chứng minh thông qua kết quả từ mô hình trồng thực nghiệm tại vùng đất canh tác bị nhiễm mặn và khô hạn ở Quảng Nam. Những kết quả trên là cơ sở có ý nghĩa cho những nghiên cứu tiếp theo mà nhóm đang mong muốn tiếp tục triển khai nhằm phát triển các loài cây dược liệu này. Một phần kết quả đã được công bố trên các tạp chí có uy tín thuộc hệ thống Scopus/SCIE.
![]() |
![]() |
Các cây dược liệu điển hình là đối tượng nghiên cứu |
Mô hình trồng thực nghiệm tại Điện Bàn, Quảng Nam |
![]() |
![]() |
Thu mẫu cây từ mô hình trồng thực nghiệm | Một vùng khảo sát thực địa ở Quảng Nam |
Thu