Công nghệ sinh học -Trường Đại học Đà Nẵng: Lựa chọn đúng cho khởi nghiệp thành công

“Học đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công nhưng chắc chắn là con đường rộng nhất”. Học đại học không chỉ để ra trường nộp đơn xin việc làm mà còn chính là cơ hội để hình thành, nuôi nấng những ý tưởng, ước mơ và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để khởi nghiệp, tạo việc làm cho chính bản thân, cho người khác và cho xã hội. Cựu sinh viên Lê Văn Kiêm- lớp 13CNSH ngành công nghệ sinh học khoa Sinh – Môi trường – Đại học Sư Phạm Đà Nẵng là minh chứng cho tấm gương khởi nghiệp, học tập, làm việc không ngừng nghỉ sau khi tốt nghiệp đại học.

Lê Văn Kiêm tại cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp 2017

Học tập, tích lũy kiến thức trên ghế nhà trường, được tham gia thật nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế tại phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm, các công ty các đơn vị liên quan đến chuyên ngành, bén duyên với định hướng nghiên cứu Công nghệ Sinh học Nấm, từ những công trình nghiên cứu khoa học về nấm được hội động vật Frankfurt tài trợ kinh phí, đạt giải nhì sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường. Tất cả những điều đó thôi thúc Lê Văn Kiêm thành lập công ty TNHH Healthy Fungi (H-Fun) ngay sau khi ra trường để tiếp tục phát triển những nghiên cứu cho ra nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ cho đời sống và giải quyết những khó khăn cho bà con nông dân trong ngành trồng nấm.

Cho đến nay, gần 2 năm sau khi tốt nghiệp và thành lập công ty, Lê Văn Kiêm và các thành viên H-Fun đã nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm liên quan đến nuôi trồng nấm và hỗ trợ nhiều đơn vị cũng như hợp tác xã nuôi trồng nấm: giống nấm ăn và nấm dược liệu các loại, chế phẩm vi sinh xử lí nguyên liệu trước và sau trồng nấm, bánh nấm, mứt nấm, nấm sấy tẩm, rượu nấm, kim chi nấm, ruốc nấm…đã được thị trường tiêu thụ đón nhận.

Sinh viên khoa Sinh-Môi trường tham gia SURF 2018

Song song với phát triển nấm, với niềm đam mê công nghệ Lê Văn Kiêm còn hăng say học tập, nghiên cứu phát triển công nghệ nuôi tảo spirunila và các sản phẩm từ tảo, bước đầu làm chủ công nghệ sản xuất tảo và định hình một số sản phẩm từ tảo: bánh tảo, nước uống tảo, bột tảo khô, trà tảo, viên uống từ tảo…

Con đường dẫn đến thành công không dễ dàng, 2 năm khởi đầu với nhiều chông gai, vất vả, thăng trầm nhưng tất cả với niềm đam mê công việc, niềm tin cuộc sống, sự công hiến, sự hiểu biết, sáng tạo và lao động chăm chỉ tôi tin rằng với cánh chim không biết mỏi Lê Văn Kiêm sẽ thành công và càng ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ sinh học đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và mãi là niềm tự hào của ngôi nhà chung Sinh- Môi trường.

Đưa tin: B.H

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *